Đối với những thuê bao di động thường xuyên sử dụng 3G thì cụm từ băng thông dường như rất đỗi quen thuộc và phổ biến khi bạn đăng ký các gói cước 3G trọn gói. Thông thường khi thuê bao di động của babj dùng hết dung lượng, hệ thống vẫn tiếp tục để khách hàng truy cập miễn phí nhưng sẽ hạ băng thông, đây chính là lúc mà tốc độ truy cập bị giảm xuống, gây khó khăn và trở ngại trong quá trình kết nối.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng rất nhiều thuê bao di động vẫn chưa biết việc nhà mạng hạ băng thông là như thế nào? Liệ có ảnh hưởng đến quá trình truy cập mạng hay không thì bạn có thể tam khảo và tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Băng thông là gì?
Băng thông là có tên gọi quốc tế là bandwidth đây là thuật ngữ dùng để chỉ lưu lượng của tín hiệu điện được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong một giây là bao nhiêu.
Đơn vị tính băng thông thường dùng là Gbps, Mbps hoặc Kbps. Do đó, việc hạ băng thông được tiến hành khi nhà mạng điều chỉnh lưu lượng để hạ thấp tốc độ internet cho tương xứng với gói dịch vụ mà khách hàng đã đăng ký.
Hiện tại, ở Việt Nam các nhà mạng lớn như Vinaphone, Viettel, Mobifone đều sử dụng đơn vị tính bằng thông là thông là Mbps (hay còn gọi là Mb/s) để chỉ số megabit trên 1 giây và Kbps (Kb/s). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các thuê bao di động do không hiểu tỉ lệ quy đổi nên nhầm cho nhà mạng đã hạ băng thông thuê bao di động của mình

So sánh MB với Mb và Mbps với MBps
1 MB : Có nghĩa là 1 Megabyte
1 Mb: Có nghĩ là 1 Megabit
1 MBps: Có nghĩ là Megabyte per second (hay còn gọi là 1 Megabyte trên mỗi giây)
1 Mbps: Có nghĩ là Megabit per second (hay còn gọi là 1 Megabit trên mỗi giây)
Mà Megabyte với Megabit thì khác nhau 1 trời 1 vực.
1 MB = 1024 KB (kilobite) = 2^10 KB
1Mb = 1024 B (byte) = 2^10 B
Ta lại có 1 Byte = 8 bit hay 1MB thì bằng 8Mb.
1 MBps = 1024 Kilobytes/s = 1024*1024 Bytes/s = 1024*1024*8 bits/s = 2^10 * 2^10 * 8 Bit.
Tips: Dựa vào tốc độ download của IDM mà ta có thể tính được gói mạng mà bạn đang sử dụng. Mình lấy ví dụ khi bạn download bằng IDM, tốc độ tải file là 2 MB thì có nghĩa là bạn đang sử dụng gói mạng là 2 x 8 = 16 Mbps.
Ngược lại, nếu như bạn biết bạn đang sử dụng gói mạng là bao nhiêu thì bạn cũng có thể tính được tốc độ download max là bao nhiêu.

Cách nhận biết thuê bao có bị hạ băng thông hay không?
Hiện tại có rất nhiều công cụ cho phép người dùng biết được gói 3G hiện tại có đang bị hạ băng thông hay không. Theo đó, bạn chỉ cần chọn loại ứng dụng để bắt đầu, sau đó chờ đợi quá trình kiểm tra, so sánh trong khoảng thời gian 8 phút.
Bên cạnh đó, trên mạng cũng có nhiều phần mềm khác giúp người dùng tránh khỏi tình trạng bị hạ băng thông bằng cách mã hóa đường truyền giữa thiết bị và máy chủ như: Opera VPN, Secure VPN…
Trong trường hợp muốn sử dụng 3G không bị hạ băng thông, khách hàng có thể tham khảo các gói cước sau đây:
Đối với thuê bao Mobifone:
Nên đăng ký các gói 3g như “M70 (70.000đ/tháng có 1,6GB), M90 (90.000đ/tháng có 2,1GB), M120(120.000đ/tháng có 3GB), M200 (200.000đ/tháng có 5,5GB)”.
Cú pháp đăng ký: DKV Tengoi gửi 9084.
Đối với thuê bao Vinaophone:
Nên đăng ký các gói 3g như “BIG70 (70.000đ/tháng có 1,6GB), BIG100 (100.000đ/tháng có 2,5GB), M200 (120.000đ/tháng có 5,5GB), BIG300 (300.000đ/tháng có 10GB)”.
Cú pháp đăng ký: DV Tengoi gửi 8069 (đừng quên bước xác nhận qua tổng đài 1543 được gửi về và hướng dẫn xác nhận trong tin nhắn đính kèm nhé).
Đối với thuê bao Viettel:
Nên đăng ký các gói 3g như “MiMax1.5 (70.000đ/tháng có 1,5GB)”.
Cú pháp đăng ký: MIMAX1.5 gửi 191.
Mong rằng với bài viết trên đây, các thuê bao di động sẽ biết cách kiểm tra thuê bao di động có bị hạ băng thông hay không và an tâm sử dụng dich vụ mà không phải lo lắng về tốc độ truy cập của các gói 3G nữa nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.